- Phản xạ ánh sáng.
- Ngăn chặn tia tử ngoại
- Giảm thiểu đáng kể sự truyền nhiệt
- Khả năng cách âm, cách nhiệt cao
- Đa dạng về chủng loại (phản quang thường, tôi, dán...) và màu sắc (xanh lá, xanh nước biển, xám,...). Vì thế đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng khó tính về yêu cầu mỹ thuật.
Quy trình sản xuất kính phản quang: Gồm 2 phương pháp
1. Nhiệt phân - Kính phản quang phủ cứng
Là phương pháp lớp phủ được áp dụng trong quá trình luyện kính, lớp phủ hợp nhất trong kính ở nhiệt độ 120oC. Phương pháp này tạo ra được kính phản quang có độ bền vĩnh viễn. Có thể sử dụng như các loại kính thông thường khác như: cắt, gia cường, gia nhiệt, uốn cong.
2. Phủ chân không - Kính phản quang phủ mềm
Là phương pháp lớp phủ một lượng nhỏ kim loại lên bề mặt kính thành phẩm, bằng phương pháp phản ứng dây chuyền trong lò chân không. Kính phản quang phủ mềm có độ bền không cao vì hay bị xước, bong hơn kính phủ cứng. Không thể gia cường hay uốn cong, cắt gọt rất phức tạp.
Các chú ý khi sử dụng kính phản quang
- Tất cả các loại kính phản quang hấp thu và phản chiếu một lượng nhiệt lớn hơn các loại kính phẳng thông thường và do đó thường xảy ra hiện tượng rạn nứt do hiệu ứng nhiệt. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia kính trước khi sử dụng.
- Nên sử dụng kính phản quang gia cường hay gia nhiệt sẽ tránh được hiện tượng rạn nứt vì nhiệt.
- Không được sử dụng bất kì chất mài mòn nào để tẩy rửa kính
- Chỉ sử dụng kính phản quang phủ cứng ở bề mặt dựng, nếu sử dụng kính phản quang phủ mềm ở mặt dựng phải quay mặt có phản quang vào bên trong
- Tránh sử dụng kính phản quang phủ mềm ở cửa ra vào để tránh trầy xước.
- Trước khi lắp đặt kính các góc cạnh kính phải được mài tốt. Không thể lắp đặt kính phản quang khi các góc cạnh bị hỏng.
- Sử dụng kính phản quang cường lực ở tầng trên và phải được dán.